QUY TRÌNH BẢO HÀNH
Kính gửi Quý Khách hàng
Công ty Cổ phần Sơn Pro Việt Nam chân thành cảm ơn Quý Khách hàng, Đối tác đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm, đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Để thuận tiện trong kế hoạch làm việc của Quý Khách hàng với Công ty cũng như tạo tính nhất quán trong quy trình làm việc, chúng tôi xin trân trọng thông báo tới Quý Khách hàng “Quy trình bảo hành mọi sai lỗi công trình” như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin trước khi sơn
– Khi Khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Sơn Pro, Đại lý kết hợp với Giám Sát Kinh Doanh tiến hành tư vấn các sản phẩm phù hợp và thu thập thông tin Khách hàng bao gồm:
+ Ảnh chụp công trình trước khi sơn.
+ Thông tin Nhà Phân phối: Tên Nhà Phân phối, địa chỉ, số điện thoại.
+ Thông tin Chủ công trình: Tên chủ nhà, địa chỉ, số điện thoại.
+ Thông tin Chủ thợ thầu thi công: Tên, địa chỉ, số điện thoại.
Chi tiết theo mẫu “Biên bản tiếp nhận thông tin”.
Bước 2: Thi công công trình
– Nhà Phân phối kết hợp với Giám Sát Kinh Doanh tư vấn màu sơn và lên dự toán số lượng sơn cần thiết.
– Giám Sát Kinh Doanh hoặc Sale Admin tư vấn, hướng dẫn và giám sát thi công công trình trực tiếp hoặc online. Quy trình thi công phải đảm bảo theo quy định của công ty, chi tiết trên từng sản phẩm.
Bước 3: Nghiệm thu công trình
– Sau khi công trình hoàn thiện, Nhà Phân phối tiến hành nghiệm thu công trình và làm biên bản nghiệm thu với thông tin cụ thể như sau:
+ Số lượng m2 sơn trong nhà, ngoài trời.
+ Chủng loại sơn đã thi công, mã màu và số lượng,…
– Biên bản nghiệm thu phải có chữ ký xác nhận của 4 bên, bao gồm: Chủ công trình, Đại diện Nhà Phân phối, chủ thầu thi công, Đại diện công ty (theo biểu mẫu “Biên bản nghiệm thu công trình”).
– Ảnh chụp sau khi đã thi công xong công trình
Bước 4: Cấp thẻ bảo hành điện tử
Sau khi hoàn thành biên bản nghiệm thu, công ty sẽ tiến hành cấp thẻ bảo hành điện tử cho Khách hàng.
QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN TƯỜNG MỚI:
BƯỚC 1: VỆ SINH VÀ CHUẨN BỊ BỀ MẶT
• Với bề mặt tường mới xây, phải đảm bảo đủ thời gian khô hoàn toàn (từ 21 ngày trở lên, độ ẩm tường dưới 16% đo bằng máy đo độ ẩm Protimeter thì có thể tiến hành thi công sơn bả).
• Dùng đá mài hoặc giấy giáp thô để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả hay sơn phủ.
+ Vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hoặc giẻ sạch.
BƯỚC 2: BẢ MATIT (không bắt buộc)
2.1. Kiểm tra độ ẩm của bề mặt cần bả
• Độ ẩm của bề mặt cần bả phải đạt dưới 16% (theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc tương đương).
+ Bề mặt cần bả quá khô có thể làm ẩm với nước sạch, bằng cách: Dùng rulo hoặc máy phun sương phun 1 lớp nước mỏng lên tường, chờ 10-15 phút để nước thấm vào bề mặt rồi mới thi công bột bả.
Lưu ý: Không phun quá nhiều nước, tránh làm tường quá ẩm dẫn đến giảm độ bám dính của bột bả.
2.2. Trộn bột bả với nước:
• Tỷ lệ trộn bột/nước thông thường từ 2,5-3 (theo khối lượng) tức là cần 14 – 16 lít nước sạch cho 1 bao bột bả 40kg.
• Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục.
• Dùng máy khuấy chuyên dụng trộn cho thật đều đến khi thành hỗn hợp đồng nhất.
• Để hỗn hợp trong khoảng 7 – 10 phút cho các hóa chất trong bột phát huy tác dụng. Sau đó khuấy trộn lại một lần nữa rồi mới tiến hành thi công.
Khuyến cáo:
Nước phải đảm bảo sạch, không lẫn tạp chất. Không dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Cần tránh không để cát, bụi rơi vào bột.
3.3. Thi công bột bả:
• Dụng cụ thi công: Dao bả (bàn bả).
Bả lớp thứ 1:
• Dùng dao bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt. Dùng giẻ sạch hay máy nén khí làm sạch các bụi bột.
Bả lớp thứ 2:
+ Tiến hành bả lớp thứ 2
Xoa xốp để làm phẳng bề mặt, hoặc sử dụng giấy nhám mịn để xả nhám (Lưu ý: không dùng giấy giáp thô sẽ làm xước bề mặt mịn của lớp bả).
• Dùng giẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi.
• Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành thi công các lớp sơn kế tiếp.
Khuyến cáo:
Tổng độ dày 02 lớp bột bả không quá 3mm
+ Sau khi bả lớp 2 tối thiểu 12h mới được xả nhám bề mặt (Nếu xoa xốp thì chỉ cần se bề mặt).
BƯỚC 3: SƠN LÓT KHÁNG KIỀM
+ Đối với tường bả: Cần 1 lớp sơn lót là đủ vì bề mặt bột bả đã mịn và hút ít nước, lưu ý vì chỉ có 01 lớp sơn lót nên cần phải sơn thật cẩn thận và kiểm tra kỹ để tường không bị bong tróc, ố vàng hay bị ẩm mốc về sau.
Nếu bề mặt bả quá khô hoặc nhiệt độ môi trường quá cao, có thể pha loãng sơn với 10-15% nước sạch.
+ Đối với tường thô (không bả bột): Thi công 1-2 lớp sơn lót.
– Lớp lót đầu tiên có thể pha loãng từ 10-15% nước sạch để lớp sơn dễ dàng thẩm thấu vào bề mặt vật liệu.
– Lớp lót thứ 2, có thể pha loãng không quá 5% nước sạch (nếu cần)
– Thời gian thi công giữa 2 lớp lót tối thiểu là 02 giờ.
Khuyến cáo:
Nên kiểm tra độ ẩm tường trước khi thi công (<16%).
BƯỚC 4: SƠN PHỦ MÀU
Bề mặt cần sơn phải đảm bảo không được dính bụi bẩn, dầu mỡ hoăc tạp chất.
Sơn màu nước 1: Đây chính là công đoạn quan trọng để đảm bảo màu sắc sơn được che phủ đồng nhất, vì vậy cần thực hiện các bước sau:
• Pha loãng sơn theo tỷ lệ cho phép của Nhà sản xuất (không quá 10%)
• Tuỳ theo từng vị trí cần sơn để chọn dụng cụ và biện pháp thi công cho phù hợp.
+ Thời gian thi công giữa 2 lớp tối thiểu là 04 giờ.
Sơn màu hoàn thiện:
• Số lớp sơn màu hoàn thiện có thể cần từ 01 đến 02 lớp tuỳ theo từng màu sắc.
• Có thể pha loãng không quá 5% nước sạch (nếu cần)
+ Thi công cho toàn bộ hạng mục phải đảm bảo màu sắc đồng nhất.
Khuyến cáo:
Để đảm bảo chất lượng công trình, cần lưu ý:
– Không sơn khi tường còn ẩm >16% đo bằng máy Protimeter.
– Không thi công khi độ ẩm không khí cao >85% hoặc nhiệt độ môi trường >40oC và <10oC.